Cơ quan chức năng huyện Yên Phong thu giữ nhiều hàng hoá của Tiktoker “Vua Quạt”

(CHG) Sau khi tiếp nhận thông tin từ Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, các cơ quan chức năng huyện Yên Phong đã vào cuộc, thẩm tra, xác minh, kiểm tra sự việc.

Xem chi tiết
Dấu hiệu vi phạm pháp luật của “Vua Quạt” Yên Phong

(CHG) Doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật lại còn ngông cuồng xúc phạm cá nhân, tổ chức và cơ quan chức năng. Vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Dư luận đặt câu hỏi: “Vua quạt” là ai?

Xem chi tiết
Nguy cơ tiềm ẩn từ những chiếc quạt do Công ty Cơ điện Yên Phong sản xuất

LTS: Thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet. Đây là loại hình kinh doanh tiên tiến, kênh thương mại vô cùng thuận lợi để người bán hàng tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ: hàng giả; hàng nhái; hàng kém chất lượng; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ... hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật. Bản chất của việc kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử là quá trình tương tác giữa người bán và người tiêu dùng trên nền tảng kỹ thuật số, không gian ảo, bởi vậy hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, để các đối tượng kinh doanh những sản phẩm hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật lợi dụng trục lợi. Rào cản lớn nhất đối với cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý và kiểm soát những đơn vị này chính là việc các đối tượng kinh doanh hàng hóa vi phạm trên không gian mạng thường không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt hàng trực tuyến, phân tán hàng hóa nhiều nơi, chỉ giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, khó xác định nguồn hàng. Việc giao hàng chủ yếu được thực hiện qua dịch vụ vận chuyển, các đối tượng thường che giấu thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc, mua bán, thanh toán, vận chuyển. Bởi vậy, việc xác định được đối tượng, đơn vị kinh doanh hàng hóa vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là vô cùng khó khăn không chỉ với người tiêu dùng, mà còn cả với các cơ quan quản lý nhà nước. Khó khăn để xác định được đối tượng là thế, nhưng sau khi người dân, cơ quan báo chí đã cung cấp thông tin về các đối tượng và địa chỉ cụ thể, tuy nhiên, một số cơ quan chức năng lại chậm chễ trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin một cách triệt để. Điều này rất có thể sẽ để lại những hậu quả khó lường: hàng hóa vi phạm vẫn được “tuồn” ra thị trường; đối tượng tẩu tán hàng hóa vi phạm; niềm tin người tiêu dùng bị suy giảm; người tiêu dùng sử dụng những hàng hóa kém chất lượng dẫn đến những nguy cơ rủi ro;... Gần đây, sau khi nhận được thông tin từ người tiêu dùng, Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, phóng viên Tạp chí CHG đã có buổi trao đổi thông tin và cung cấp hình ảnh hàng hóa vi phạm (người tiêu dùng cung cấp) tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh về việc tài khooản Tiktok mang tên “Vua Quạt”- đơn vị Cơ điện Yên Phong ( đường 286, thôn Yên Tân, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) sản xuất, kinh doanh quạt dân dụng, quạt công nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Thế nhưng, việc kiểm tra, kiểm soát dường như chưa được kịp thời.

Xem chi tiết
Hà Nam: Kiểm tra, phát hiện 1,3 tấn lòng lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 15/12/2023, Đội Quản lý thị trường số 2 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam phối hợp với Đội 4 – Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Hà Nam vừa tổ chức kiểm tra Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Tình (SN 1962) làm chủ, địa chỉ tại tổ dân phố Ngọc Động, phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, phát hiện 1.300kg nội tạng lợn (Lòng lợn) không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Kon Tum: Ngăn chặn phương tiện chở lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Sáng nay 5/11, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành các bước thủ tục khám phương tiện, đồ vật đối với xe ô tô tải chở nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được phát hiện vào tối qua.

Xem chi tiết
Thái Nguyên: phát hiện, tiêu hủy 2 tấn tai lợn không đảm bảo chất lượng

(CHG) Chiều 14/10, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, thuộc Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành tiêu hủy 2 tấn tai lợn không đảm bảo an toàn chất lượng được kiểm tra, phát hiện trong ngày 13/10.

Xem chi tiết
Nhiều cửa hàng mang thương hiệu THẾ GIỚI ĐỒ DA vi phạm về nhãn hàng hóa?

Người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc một số cửa hàng mang thương hiệu Thế giới đồ da, Vua của giày có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Thành Phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng

LTS: Có thể nói, chưa bao giờ tiếng chuông cảnh báo về an toàn vệ sinh thực phẩm, về chất lượng hàng tiêu dùng và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa... tại Thành phố Hồ Chí Minh lại gióng lên liên hồi đến vậy. Tiếng chuông đó một phần đánh giá đúng bản chất của vấn đề, cũng như nhìn nhận đúng thực trạng đang diễn ra. Điều đó không những tác động xấu đến môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, các chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, mà còn tác động tiêu cực đến đời sống, cũng như niềm tin của người tiêu dùng, thậm chí để lại nhiều hệ lụy tiêu cực tới sự phát triển chung của Thành phố. Trong quá trình khảo sát tại: Siêu thị Goo Bình Tây, siêu thị Top Maket..., Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, Trung tâm thương mại TaKa, và chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) không khỏi giật mình về việc chình ình nhiều loại hàng hóa có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tiêu dùng của khách hàng. Qua đó dễ nhận thấy nhiều bất cập cần sự vào cuôc quyết liệt của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, cũng như nhận thức của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
Thành Phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng

LTS: “Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu... trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm đến nay vẫn còn, đang tiếp diễn và phức tạp”. Có lẽ đánh giá, nhận định từ chính đồng chí lãnh đạo phụ trách phát ngôn của Cục Quản lý thị trường Thành phố rất thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào những thực trạng đang tồn tại, cũng như đang thách thức các cơ quan chức năng. Thực tế chứng minh, nhiều địa điểm kinh doanh hàng tiêu dùng vi phạm các quy định của pháp luật đang có chiều hướng công khai và gia tăng, bất chấp các quy định của pháp luật, coi thường cơ quan chức năng như: Chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, Trung tâm thương mại Sài Gòn Square... Vấn nạn đó là báo động đỏ, gióng lên tiếng chuông cảnh báo tới các cơ quan chức năng nơi đây trong việc chấn chỉnh lại công tác kiểm tra, xử lý, giám sát kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố nói chung và tại các trung tâm thương mại nói riêng.

Xem chi tiết
Thành phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng

(CHG) Niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm tiêu dùng bày bán trong nước ít nhiều đang bị lợi dụng bởi một số gian thương, làm ăn bất chính nhằm gia tăng giá trị lợi nhuận của chính họ. Cửa hàng Trang Nemo Style là một điển hình vấn đề trên.

Xem chi tiết

Trang 1/2